Công chứng viên là gì ? Khái niệm về công chứng viên?

Công Chứng Viên

Dịch thuật công chứng 24h (Trans24H) ⭐ Dịch thuật và công chứng nhanh, lấy ngay trong ngày ⭐ Giá rẻ - chỉ từ 25k ⭐ Dịch thuật công chứng uy tín hàng đầu Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM...

Công chứng viên là ngạch công chức ngành tư pháp. Công chứng viên là cán bộ pháp lý được bổ nhiệm để thực hiện chức năng công chứng nhà nước tại cơ quan công chứng nhà nước, tiến hành các hành vi pháp lí như xác nhận, chứng nhận, chứng thực các bản sao giấy tờ, tài liệu, văn bằng, các việc về thừa kế, v/v…

Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác.

Điều kiện để trở thành công chứng viên

Muốn trở thành công chứng viên, đầu tiên là bạn phải có trong tay ít nhất tấm bằng cử nhân ngành luật, Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ sức khỏe và tư cách đạo đức tốt. Tiếp đó thì luật công chứng 2014 có những quy định cụ thể mà Dịch thuật công chứng Trans24H ™ hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu.

Trải qua khoá đào tạo hành nghề công chứng viên tại học viện tư pháp

Sau khi có bằng cử nhân luật, chúng ta cần tham gia khóa đào tạo nghề công chứng trong 12 tháng tại Học viện Tư pháp. Sau khóa đào tạo chuyên môn, Học viện Tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho người học.

Việc tham gia khóa đào tạo hành nghề công chứng không bị áp dụng cho tất cả các trường hợp. Cụ thể, theo Điều 10 Luật Công chứng 2014, những đối tượng sau sẽ được miễn đào tạo hành nghề công chứng:

  • Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên.
  • Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên.
  • Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.
  • Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên pháp luật cao cấp.

Các trường hợp được miễn đào tạo hành nghề công chứng vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại Học viện Tư pháp trong 03 tháng và tập sự hành nghề.

Học Viện Tư Pháp Hà Nội - Nơi Đào Tạo Hành Nghề Công Chứng Viên
Học Viện Tư Pháp Hà Nội – Nơi Đào Tạo Hành Nghề Công Chứng Viên

Tập sự hành nghề công chứng viên

Người đã hoàn thành khóa đào tạo hành nghề công chứng hoặc khóa học bồi dưỡng hành nghề công chứng đăng ký việc tập sự hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nhận tập sự.

Trường hợp không tìm được tổ chức hành nghề công chứng để tập sự hoặc gặp khó khăn trong việc tự liên lạc, người tập sự có thể liên hệ với Sở Tư pháp địa phương nơi mình muốn tập sự để được bố trí phù hợp (Khoản 1, Điều 11 Luật Công chứng 2014).

Người có nguyện vọng được quyền thay đổi nơi tập sự nhưng phải đảm bảo tổng thời gian tập sự tối thiểu tại mỗi tổ chức hành nghề là 03 tháng (Khoản 2, Điều 3, Thông tư 04/2015/TT-BTP).

Sở Tư Pháp: Một Nơi Để Tập Sự Hành Nghề Công Chứng Viên
Sở Tư Pháp: Một Nơi Để Tập Sự Hành Nghề Công Chứng Viên

Vượt qua bài kiểm tra kết quả tập sự công chứng viên

Việc đăng ký kiểm tra kết quả tập sự có thể được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự khi có kỳ kiểm tra do Bộ Tư pháp tổ chức hoặc ngay khi người tâp sự nộp báo cáo kết quả tập sự. Một năm, Bộ Tư pháp tổ chức 02 kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Trong trường hợp không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trước, người tập sự được phép đăng ký kiểm tra lại trong đợt sau nhưng tổng số lần kiểm tra tối đa chỉ 03 lần (Điều 16, Điều 17, Thông tư 04/2015/TT-BTP).

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Có thể bạn quan tâm :

Bổ nhiệm công chứng viên

Khi đạt tiêu chuẩn hành nghề và đã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, có giấy chứng nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng, người có nguyện vọng đủ điều kiện nộp hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 12 của Luật Công chứng 2014.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên. Đây là thời điểm xác định một người chính thức trở thành công chứng viên.

Quyền hạn và nghĩa vụ của công chứng viên

Sau khi được bổ nhiệm công chứng viên và hành nghề tại bất cứ đâu, công chứng viên cần thực hiện đúng, đủ quyền hạn và nghĩa vụ

Công chứng viên có quyền hạn gì?

  • Công chứng viên có quyền yêu cầu người công chứng xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thực hiện công chứng.
  • Đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện công chứng.
  • Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc tư vấn khi thấy cần thiết.
  • Lập biên bản tạm giữ giấy tờ có dấu hiệu giả mạo, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lí các trường hợp sử dụng giấy tờ giả mạo.
  • Từ chối không công chứng trong các trường hợp được pháp luật quy định.

Nghĩa vụ của công chứng viên

  • Thực hiện việc công chứng thuộc thẩm quyền của cơ quan mình.
  • Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do người yêu cầu công chứng xuất trình, hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng nếu cần thiết.
  • Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lí của việc công chứng.

Điểm lại Luật Công chứng 2014

Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được Quốc hội thông qua, và có những thay đổi cơ bản sau:

Không cho phép công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình hay quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình.

Đồng thời, công chứng viên cũng không được phép tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng hay đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác.

Mở rộng quyền cho công chứng viên, cụ thể:

  • Thêm quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.
  • Thêm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

Siết chặt đào tạo nghề công chứng:

  • Tăng thời gian đào tạo công chứng lên 12 tháng.
  • Tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề.

Văn phòng công chứng được phép chuyển nhượng nếu đã hoạt động được 02 năm; công chứng viên chuyển nhượng sẽ không được phép thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm.

Bạn có thể tải về văn bản gốc Luật Công chứng số 53/2014/QH13 tại đây

5/5 - (1 bình chọn)